Xét về kiểu dáng, cấu tạo khe co giãn cho mặt cầu, có thể phân chia sản phẩm thành 05 loại là: khe co giãn răng lược, khe co giãn ray trượt, khe co giãn cao su cốt bản thép, khe co giãn hợp kim nhôm và khe co giãn bê tông. Mỗi sản phẩm có đặc điểm, cấu tạo và mức độ co giãn khác nhau nên dẫn đến giá thành cũng có sự chênh lệch. Để lựa chọn được loại khe co giãn lắp đặt thích hợp nhất, cần xem xét đến yếu tố quy mô công trình và kinh phí.
1. Khe co giãn răng lược
Được sản xuất từ thép, có hình dạng hai tấm răng lược đấu vào nhau. Loại khe này có hai thiết kế: dạng cân và dạng lệch. Khả năng chuyển vị thông thường của khe co giãn răng lược cân và lệch là 240mm. Đây là mẫu khe co giãn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay cho các công trình cầu cần độ chuyển vị trung bình và nhỏ vì có nhiều ưu điểm nổi bật như:
– Tuổi thọ cao.
– Dễ dàng lắp đặt và thay thế.
– Xe chạy qua êm, không tạo ra âm thanh.
– Khả năng chống nước, chống trượt tốt.
2. Khe co giãn ray trượt
Cấu tạo của sản phẩm này gồm có: thanh thép, tấm ngăn nước cao su, tấm chịu nén, tấm trượt, lò xo, hộp chuyển vị và cốt thép. Khả năng chuyển vị của khe co giãn ray rượt dao động từ 160 – 640mm, thích hợp dùng cho các loại cầu cần độ chuyển vị lớn. Loại khe này cũng có những ưu điểm tương tự như khe răng lược.
3. Khe co giãn cao su cốt bản thép
Khe co giãn cao su cốt bản thép được sản xuất từ nguyên liệu thép, chèn vào cao su chịu mài mòn ở những khoảng trống dầm, khe lún. Loại khe này chỉ thích hợp sử dụng ở những công trình có độ chuyển vị < 100mm. Tuổi thọ sản phẩm cũng không cao như các loại khe thép khác.
4. Khe co giãn hợp kim nhôm
Được cấu tạo từ hai thanh ray hợp kim nhôm kèm cốt thép neo để liên kết cốt thép chờ của bản mặt cầu với một dải cao su chèn làm máng thoát nước, chắn rác. Vật liệu hai bên khe sử dụng vữa hoặc bê tông không co ngót, cường độ nén tối thiểu 40MPa. Sản phẩm thích hợp dùng cho cầu cần độ chuyển vị từ 80mm trở xuống. Ưu điểm của khe hợp kim nhôm là có chức năng chặn rác, bụi bẩn.
5. Khe co giãn bê tông
Mẫu khe này dành cho các loại đường hay cầu bằng bê tông, không đổ nhựa. Trong quá trình thi công cầu, người ta sẽ chèn một tấm khay tạo khe vào phần ngăn cách hai mảng bê tông. Sau đó, cắt lại bằng máy để tạo hình đẹp hơn và trám bằng matit. Khe co giãn bê tông chỉ thích hợp cho công trình yêu cầu độ co giãn < 40mm. Ưu điểm của phương pháp này là không tốn chi phí lắp đặt nhưng quá trình thi công lại mất nhiều thời gian hơn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.